Cách chằng chống bão cho mái tôn đơn giản và hiệu quả
Nhà lợp mái tôn ngày càng trở nên phổ biến trên thị trường nhờ tính thẩm mỹ cao, tuổi thọ dài, kết cấu mỏng nhẹ dễ dàng thi công mà giá thành lại rẻ. Đặc biệt vào mùa mưa bão, mái tôn thường phải chịu tác động mạnh mẽ từ thiên nhiên cần phải được bảo vệ để giúp ngôi nhà vững vàng trước sức gió mạnh. Vậy bạn đã biết cách bảo vệ mái nhà của bạn chưa? Cùng Cách Nhiệt WIN tìm hiểu 5 cách chằng chống tránh bão cho mái tôn nhé.
Cố Định Mái Nhà Bằng Các Nẹp
Để giúp mái nhà trở nên chắc chắn hơn khi đối mặt với gió bão, bạn có thể sử dụng các thanh sắt, gỗ hoặc tre để nẹp mái nhà.
Bước 1: Chuẩn bị thanh sắt, gỗ hoặc tre để nẹp mái nhà
Bước 2: Cố định lại hệ thống khung xà gồ chắc nhất có thể để đảm bảo khi gió giật mạnh không ảnh hưởng đến xà gồ.
Bước 3: Sắp xếp nẹp theo phương ngang, song song với đỉnh mái nhà. Khoảng cách hàng ngang của các nẹp cách nhau từ 1-2m.
Bước 4: Bắn vít hoặc xâu dây thép để cố định vào xà gồ.
Đây là phương pháp dễ dàng thi công nhưng dễ gây đọng rác, thoát nước mưa trên mái nhà.
Sử Dụng Ke Chống Bão
Ke chống bão hay còn gọi là nắp chụp tôn. Ke được làm từ nhựa PVC giúp giảm thiểu rủi ro, hạn chế tốc mái do gió bão. Mái tôn được bắn ke giúp tôn lợp và xà gồ được giữ thành một khối thống nhất. Ngăn gió luồn qua, giữ chắc được mái tôn với xà gồ khi gió bão. Để lắp đặt ke chống bão gồm có 4 bước như sau:
Bước 1: Dựa theo gợn sóng của tấm tôn lợp, lựa chọn ke chống bão, loại khung và vít phù hợp.
Bước 2: Cố định lại hệ thống khung xà gồ chắc nhất có thể để đảm bảo khi gió giật mạnh không ảnh hưởng đến xà gồ.
Bước 3: Lắp ke chống bão theo sóng mái tôn vuông góc và khớp với sóng dương của mái. Vị trí lắp ke theo xà gồ dọc.
Bước 4: Sau khi ke được đặt vào vị trí cần lắp đặt, bắn vít cố định vào mái tôn và xà gồ.
Tăng Trọng Lượng Của Mái Tôn Bằng Các Vật Nặng
Phương pháp được sử dụng phổ biến và dễ thấy nhất là chằng chống tránh bão bằng cách đặt các vật nặng lên mái tôn. Điều này giúp tăng trọng lượng của mái tôn, hạn chế bị lay chuyển trong gió mạnh. Một số vật nặng được sử dụng để chằng mái tôn như bao cát, bao sỏi, gạch,… Các bao cát có trọng lượng từ 15-20kg được đặt lên đầu và mép của tôn lợp mái. Khoảng cách mỗi bao từ 1-1.5m để đảm bảo mái tôn vẫn dễ dàng thoát nước. Để đạt hiệu quả tốt hơn, các bao cát cần liên kết lại với nhau. Liên kết bao cát bằng một sợi dây và vắt qua đỉnh mái phòng tránh trôi trượt.
Tuy nhiên, với phương pháp này thường ảnh hưởng đến xà gồ vì trọng lượng bao cát lớn. Và đây cũng là phương pháp tốn khá nhiều công sức khi di chuyển bao cát lên mái nhà.
Việc chằng chống mái chỉ là một trong những biện pháp bảo vệ ngôi nhà trước bão. Bạn cũng nên kiểm tra và củng cố các phần khác của ngôi nhà như tường, cửa, cột để đảm bảo an toàn tuyệt đối. Bên cạnh đó, đối với một số vùng thường có mưa nhiều, bão lũ, để bảo vệ ngôi nhà trong thời tiết mưa bão khắc nghiệt lựa chọn và thiết kế độ dốc của mái phù hợp cũng là một phương pháp chống bão tốt nhất.
Hi vọng, với bài viết này có thể mang đến cho các bạn những kinh nghiệm chằng chống bão cho mái tôn, bảo vệ mái nhà khi mùa mưa bão đang đến gần.
Tham khảo thêm: Hướng dẫn cách lắp đặt tấm cách nhiệt phản xạ cho mái tôn – Cách Nhiệt WIN (cachnhietwinfoil.com)
Cách chống nóng cho nhà mái tôn vào mùa hè – Cách Nhiệt WIN (cachnhietwinfoil.com)
Hotline: 0907 657 345 hoặc Fanpage: Cách Nhiệt WIN